Hướng dẫn điều chỉnh áp suất máy nén khí
Bạn nên tự trang bị kiến thức điều chỉnh rơ le áp suất cho máy nén khí trục vít hoặc là máy piston của mình. Điều này sẽ giúp cho thiết bị hoạt động một cách ổn định và hiệu quả.
Bạn đang gặp phải tình trạng máy nén khí của bạn bị tụt áp mà không biết làm thế nào để tăng áp suất đáp ứng nhu cầu sử dụng của hệ thống? Bạn có tin sau khi đọc bài viết của chúng tôi, bạn có thể giải quyết vấn đề tăng áp suất của máy nén khí trong 3 phút không? Nếu tin thì chẳng có lí do gì mà bạn không kéo xuống để xem hướng dẫn điều chỉnh áp suất máy nén khí dưới đây.
Vấn đề tụt áp của máy nén khí sẽ gây ra những hậu quả vô cùng tai hại như sau:
Nguồn khí không thể cung cấp đủ cho các thiết bị sử dụng khí nén trong hệ thống, dẫn đến năng suất giảm.
Máy nén khí phải hoạt động trong thời gian dài hơn, chính vì vậy mà hệ thống khí nén của bạn tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Cứ 0.1 bar tụt áp khi áp suất xả ra thì năng lượng tiêu thụ sẽ tăng lên xấp xỉ 1% lưu lượng ở đầu ra.
Chính bởi vậy, việc khắc phục vấn đề tụt áp cho máy nén khí là một vấn đề cần phải thực hiện nhanh chóng.
Tại sao cần phải điều chỉnh áp suất máy nén khí?
Trong quá trình máy bơm hơi khí nén cao áp của bạn hoạt động không thể tránh khỏi những sự cố xảy ra ngoài ý muốn của bạn như áp suất khí nén bị lên quá cao hoặc là bị hạ xuống thấp một cách đột ngột. Điều này sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng là làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc của toàn bộ hệ thống.
3 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến áp suất khí nén
- Sự cố thất thoát khí nén trên các ống dẫn khí nén. Do đường ống khí nén của bạn được thiết kế không phù hợp hoặc trong quá trình hoạt động, ống có thế bị rò rỉ nên dẫn đến tình trạng áp suất khí nén bị giảm sút. Chính bợi vậy, bạn cần phải có phương án thiết kế đường ống khí nén sao cho có hiệu quả nhất.
- Có quá nhiều các thiết bị sử dụng khí nén trong hệ thống tuy nhiên bạn lại chọn loại máy nén khí không đáp ứng đủ nguồn lưu lượng khí nén cho các hệ thống đó.
- Bạn sử dụng máy nén khí cũ bởi vậy nên không đáp ứng được nhu cầu khí nén của toàn bộ hệ thống.
Chính bởi vậy mà việc điều chỉnh áp suất khí nén trong hệ thống máy nén khílà một việc cần phải làm lúc này để có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu sử dụng khí nén của toàn bộ hệ thống.
Hướng dẫn chi tiết điều chỉnh áp suất thông qua rơ le
Rơ le của máy nén khí làm nhiệm vụ bảo vệ máy nén khí, tiến hành tự động ngắt và bật máy khi thiết bị đã cung cấp đủ áp suất cho hệ thống hoặc là trong trường hợp lượng khí trong bình bị thấp hơn so với mức cần dùng. Rơ le áp suất chính là một thiết bị điều khiển và góp phần bảo vệ áp suất trong đường ống dẫn.
Thiết bị này được sử dụng để nhằm mục đích chuyển đổi những tín hiệu áp suất thành tín hiệu đóng cắt của tiếp điểm điện (chính là các nút ON/ OFF), điều này sẽ giúp cho người dùng có thẻ chủ động trong công việc điều tiết áp suất của hệ thống khí nén.
Bộ phận Rơ le áp suất được chia ra làm nhiều chủng loại và có khá nhiều kích thước khác nhau. Mục đích của thiết bị này là đem đến cho người sử dụng sự tiện lợi và an toàn nhất.Chính bởi vậy mà bộ phận rơ le chính là một trong những bộ phận không thể thiếu vắng trong máy nén khí trong việc điều chỉnh áp suất máy nén khí.
Bạn nên tự trang bị kiến thức điều chỉnh rơ le áp suất cho máy nén khí trục vít hoặc là máy piston của mình. Điều này sẽ giúp cho thiết bị hoạt động một cách ổn định và hiệu quả. Hướng dẫn điều chỉnh áp suất bằng rơ le chỉ trong 3 phút:
1. Đối với việc điều chỉnh áp suất không tải:
- Tiến hành nới lỏng đai ốc khóa trên.
- Tiến hành vặn bu lông để điều chỉnh áp lực không tải theo cùng chiều với chiều kim đồng hồ để có thể tăng áp suất không tải và ngược lại để có thể giảm áp suất không tải.
- Tiến hành xiết đai ốc khóa trên.
2. Đối với việc điều chỉnh áp suất tải:
- Tiến hành nới lỏng phần đai ốc ở khóa dưới.
- Bạn văn đai ốc để nhằm điều chỉnh giá trị chênh lêch áp suất theo chiều kim đồng hồ để có thể làm giảm áp suất hoặc là vặn ngược chiều kim đồng hồ để có thể tăng áp suất.
- Tiến hành xiết đai ốc khóa dưới.
Bên cạnh đó việc này cũng có những hạn chế như:
- Khiến cho máy nén khí hoạt động liên tục với một mức áp suất cao hơn so với đề xuất của nhà sản xuất, điều này sẽ khiến cho máy không đảm bảo được tuổi thọ.
- Hệ thống làm tiêu tốn điện năng hơn so với mức bình thường, điều này khiến cho bạn sẽ mất thêm một khoản chi phí đáng kể cho phần điện năng này.
Những điều cần chú ý khi tiến hành điều chỉnh bộ phận rơ le áp suất cho máy nén:
- Những thành phần và các bộ phận tham gia quá trình điều chỉnh áp suất của máy nén khí: bộ phận xilanh, bộ phận van trượt được nối với đối trọng bằng một thanh nối, bộ phạn điều chỉnh áp này cũng sẽ được nối với hệ thống cấp khí đồng thời cũng được nối với cơ cấu ép bằng 2 đường ống được lắp đặt khác nhau.
- Lượng tiêu thụ nguồn khí nén của những bộ phận phụ tải và năng suất của máy nén theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Giữa hai giá trị này có một mối quan hệ qua lại rất mật thiết như sau: lượng tiêu thụ khí của toàn bộ hệ thống mà bằng với năng suất của máy thì giá trị áp suất sẽ đạt được một giá trị bằng với trị số định mức mà nhà sản xuất đưa ra, còn ngược lại nếu lượng tiêu thụ khí nén của hệ thống mà lớn hơn so với áp suất của máy thì giá trị áp suất sẽ bị giảm
- Hệ thống truyền động của dòng máy nén Piston thường sử dụng loại động cơ đồng bộ hoặc là động cơ được thiết kế không đồng bộ roto với một tốc độ quay là không đổi chính bởi vậy nên việc mà bạn điều chỉnh áp suất của máy sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình đóng mở bộ phận van xả lắp trên thân của máy
- Đối với các dòng máy nén khí sử dụng nguồn điện 220V thì bộ phận rơ le nén khí sẽ được điều chỉnh áp lực là khoảng 8kg, và đối với các dòng máy nén khí sử dụng nguồn điện 380V thì bộ phận rơ le nén khí sẽ được điều chỉnh một áp lực là 12kg. Tuy nhiên những điều này còn phụ thuộc vào nguồn khí nén cần sử dụng.
- Muốn điều chỉnh cho bộ phận rơ le tự ngắt thì trước hết bạn cần mở nắp rơ le ra, tiến hành vặn rơ le theo chiều kim đồng hồ nếu như muốn tăng áp suất và tiến hành vặn rơ le ngược chiều kim đồng hồ để có thể giảm áp suất khí nén.
Để khắc phục triệt để hạn chế của việc điều chỉnh áp suất, bạn cần phải:
- Chọn mua máy nén khí phù hợp với công suất tiêu thụ của toàn bộ hệ thống.
- Tiến hành bảo dưỡng bảo trì máy nén thường xuyên để đảm bảo máy hoạt động tốt nhất có thể.
- Bảo dưỡng đường ống khí nén như dây hơi máy nén khí, ống dẫn khí nén tự rút để tránh thất thoát khí nén khiến cho hệ thống khí nén bị tụt áp.
- Chọn kích thước ống dây sao cho phù hợp với lưu lượng khí trong hệ thống.
>>Đọc thêm: Tìm hiểu về lọc máy nén khí
>>Đọc thêm: Bơm màng nén khí là gì? Nên mua bơm màng nén khí ở đâu?
Công ty TNHH thiết bị Anh Phương tự tin là đơn vị cung cấp máy nén khí uy tín hàng đầu. Được thành lập từ năm 2008 bởi các thành viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật, cũng như được hỗ trợ từ nhà cung cấp của các quốc gia tiến tiến như Đức, Mỹ, Thụy điển nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn để có thể mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Vì thế trong suốt gần 10 năm qua, chúng tôi đã liên tục phát triển mặc dù thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Chúng tôi cũng rất tự hào được nhiều nhà sản xuất uy tín nổi tiếng thế giới chọn làm đại diện phân phối và đạt thành tích tốt trong việc mở rộng và tăng trưởng thị phần hàng năm nên giữ vững được quyền làm đại lý suốt nhiều năm liền.
Hi vọng qua những hướng dẫn điều chỉnh áp suất máy nén khí mà chúng tôi đã chia sẻ phía trên, các bạn đã trang bị đủ kiến thức để sử dụng máy nén khí một cách hiệu quả và an toàn hơn.